Dịch vụ, Phân loại rác, Quản lý rác thải, Tin tức

Số hóa mạng lưới ve chai

Dịch vụ số hóa mạng lưới thu ve chai, phế liệu, đồng nát  – mạng lưới thu gom  rác tái chế dành cho đối tượng nào ?

  • Đơn vị thu gom rác tái chế có pháp nhân có thể là: các công ty công ích, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã thu gom rác, vựa ve chai đồng nát có pháp nhân.
  • Ủy ban nhân dân Phường Xã là đơn vị quản lý trực tiếp việc thu gom rác tại địa phương theo Luật BVMT 2020
  • Ủy ban nhân dân cấp Quận Huyện – Phòng Tài nguyên và môi trường với mục tiêu số hóa toàn bộ địa bàn
  • Sở Tài Nguyên và môi trường là đơn vị chủ trì nhằm số hóa toàn bộ mạng lưới rác tái chế cấp tỉnh
  • Các PRO được ủy quyền phục vụ cho mạng lưới EPR Việt Nam.
  • Các dự án phi lợi nhuận được tài trợ, hỗ trợ

Công tác số hóa mạng lưới thu ve chai, phế liệu, đồng nát  – mạng lưới thu gom  rác tái chế bao gồm việc:

  • Số hóa việc quản lý khách hàng là hộ dân và chủ nguồn thải trên toàn bộ địa bàn: tích điểm và quy đổi tiền ve chai ra tiền rác hàng tháng phải đóng hoặc tương đương
  • Số hóa nhân viên thu gom rác tái chế
  • Số hóa việc chăm sóc khách hàng
  • Số hóa việc thanh toán và quản lý công nợ
  • Thanh toán online qua ví điện tử như Momo, Viettel money
  • Số hóa việc báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước
  • Số hóa định tính hoặc định lượng lượng rác phát sinh định kỳ.
  • Số hóa phương tiện thu gom rác hoặc qua hệ thống tracking phương tiện thu gom rác thải. (đơn đặt hàng)
  • Số hóa rác thải tái chế (ve chai, phế liệu, đồng nát) hiện hữu theo dự án (đơn đặt hàng)

–> Việc số hóa và duy trì mạng lưới thu gom rác tái chế sẽ hiệu quả nhất nếu việc số hóa và quản lý mạng lưới thu gom rác thải hiện hữu tốt.

Số hóa mạng lưới thu ve chai, phế liệu, đồng nát  – mạng lưới thu gom  rác tái chế là gì?
Số hóa mạng lưới thu gom rác thải là quá trình chuyển đổi cách quản lý mạng lưới thu gom ve chai, phế liệu, đồng nát, rác tái chế truyền thống sang dạng kỹ thuật số, nhằm mục đích lưu trữ dữ liệu và đặc biệt là phục vụ cho quản lý hiệu quả. Quá trình này đã và đang diễn ra trong nhiều tổ chức và doanh nghiệp kể từ khi thời đại công nghệ 4.0 bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Đây là bước chuyển đổi số rất quan trọng của các đô thị thông minh.

Các bước chuyển đổi số quan trọng thông qua phần mềm GRAC hiện nay:

Bước 1: Xác định mục tiêu số hóa, và chiến lược quản lý rác thải ngắn hạn và dài hạn.

Các mục tiêu ví dụ mà các đô thị mong muốn: thanh toán không tiền mặt, phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa, quản lý các hàng hóa liên quan tới EPR, giám sát đơn vị thu gom,…

Bước 2: Thu thập và chuẩn hóa dữ liệu

Các dữ liệu quá khứ, hiện tại và các dữ liệu mong muốn để thực thi các chương trình quản lý rác thải trong tương lại.

Bước 3: Số hóa

Bước 4: truyền thông cho các bên liên quan

Bước 5: duy trì bằng cách bố trí nhân sự phù hợp. Lồng ghép với các chương trình quốc gia, cấp tỉnh,…

Vui lòng liên hệ congnghe@grac.vn để được hướng dẫn thêm

Related Posts