SDG – Sustainable Development Goals
Được biết đến là mục tiêu phát triển bền vững. Đây là lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc (LHQ) đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhằm giải quyết những thách thức lớn mà nhân loại phải đối mặt, hướng đến một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người vào năm 2030. Mục tiêu phát triển bền vững được chia thành 17 mục tiêu liên quan đến các vấn đề phổ biến nhất. Từ đó đưa ra định hướng cho các cá nhân, doanh nghiệp, chính quyền và các quốc gia biết phải quan tâm tới vấn đề gì và làm thế nào để xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trái đất khỏi những tác động sống của chính con người và đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi người.
Trong đó, Grac đang hành động thực hiện các mục tiêu bền vững bao gồm:
1. Mục tiêu số 1: Xóa Nghèo
Grac hỗ trợ việc làm cho tất cả mọi người. Đặc biệt là những người dưới đáy xã hội, người nghèo và nhóm người dễ bị tổn thương. Tăng cường đối ngoại và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng. Với mục tiêu phát triển bền vững và tránh đói nghèo trong tương lai.
2. Mục tiêu số 8: Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế
Với các chính sách định hướng phát triển của xã hội, Grac tham gia hỗ trợ việc làm tốt, trả lương công bằng. Đảm bảo công việc đầy đủ, năng suất và tử tế cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người dưới đáy xã hội, người nghèo và người trẻ.
3. Mục tiêu số 10: Giảm bất bình đẳng
Đối với ngành rác, Grac hỗ trợ cho tất cả mọi người có việc làm, không phân biệt tuổi tác, giới tính, chủng tộc,… Đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm thiểu những bất công, các chính sách và tập quán phân biệt đối xử với những người dưới đáy xã hội, người nghèo và nhóm người dễ bị tổn thương.
4. Mục tiêu số 11: Các thành phố và cộng đồng bền vững
Grac đang xây dựng các đô thị không rác vững chắc và bền vững. Cố gắng tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn, nơi các nguồn tài nguyên được tái sử dụng, tái chế, đảm bảo cho môi trường đô thị được cải thiện, sạch sẽ. Đồng thời, tập trung vào việc giảm lượng rác thải bằng cách tăng cường hoạt động thu gom và xử lý rác thải. Việc xây dựng một đô thị không rác không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho cộng đồng và tạo ra các cơ hội kinh tế mới thông qua việc phát triển các công nghệ và ngành công nghiệp tái chế.
5. Mục tiêu số 12: Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm
Đảm bảo các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Grac tham gia, góp ý, tổ chức tái chế, đổi đồ cũ, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn. Với mong muốn sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm tỷ lệ chất thải ra môi trường. Quan trọng hơn là giảm lượng rác thải nhựa trong đời sống người dân. Đảm bảo tất cả mọi người được tiếp cận thông tin, giáo dục để nhận thức về phát triển bền vững và vấn đề bảo vệ môi trường.
6. Mục tiêu số 13: Hành động về khí hậu
Grac thực hiện các biện pháp để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu và hậu quả của nó. Grac đã tham gia, đánh giá, góp ý các mô hình giảm thiểu ô nhiễm rác thải. Cải thiện giáo dục, nâng cao nhận thức và năng lực của con người và thể chế về giảm thiểu, thích ứng, giảm thiểu tác động và cảnh báo sớm với biến đổi khí hậu.
7. Mục tiêu số 14: Bảo tồn tài nguyên và môi trường biển
Grac khuyến khích cộng đồng phân loại rác và bảo vệ tài nguyên biển. Bằng cách sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường. Để từ đó, giảm thiểu tình trạng rác thải nhựa gây ô nhiễm nguồn nước biển, hệ sinh thái biển góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đại dương.
8. Mục tiêu số 15: Tài nguyên và môi trường đất liền
Grac tiến đến bảo vệ, tái tạo tài nguyên môi trường đất liền bằng cách tham gia tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm bền vững thông qua các hoạt động ngày môi trường thế giới nhằm bảo vệ cho hệ sinh thái trên cạn, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học. Đảm bảo nguồn tài nguyên và môi trường đất được bảo vệ có thể phục hồi và tồn tại.