Thu gom rác thải điện tử trên thế giới sẽ thu gom như thế nào ?
Ở Việt Nam thì đây là một loại chất thải nguy hại cần thu gom và xử lý đặc biệt. Ngoài ra rác điện tử đòi hỏi cần được thu hồi để tái chế theo cơ chế EPR trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.
Rác thải điện tử
Là cơn ác mộng của những nước phát triển. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, giải quyết vấn đề này không chỉ là chuyện của chính quyền – người dân, mà bắt buộc phải có vai trò của nhà sản xuất.
Đối với các nước:
Thụy Điển có luật quản lý rác thải yêu cầu các nhà sản xuất. Tức là, chủ thương hiệu phải có trách nhiệm đảm bảo những thiết bị điện tử hư, cũ phải được thu hồi và tái chế an toàn. Người dân cũng được khuyến cáo nên mang các sản phẩm điện tử không còn sử dụng đến các địa điểm thu gom, đổi trả tại các trung tâm điện máy.
Ở Nhật Bản, người dân thậm chí phải bỏ tiền để vận chuyển rác điện tử tới các nhà máy xử lý, tái chế. Ai lén vứt thiết bị điện tử đã hư ra bãi rác, nếu bị phát hiện, tiền phạt rất cao. Các nhà sản xuất phải đảm bảo tỉ lệ có thể tái chế khi sản xuất. Với một chiếc tivi, tỉ lệ các vật liệu chế tạo nó có thể tái chế phải hơn 50%. Tỉ lệ này lên tới 60% hoặc 70% ở tủ lạnh, máy điều hòa không khí và máy giặt.
Ở Hàn Quốc, nhà sản xuất sẽ phải đóng cho nhà nước một số tiền nhất định khi sản phẩm rời khỏi nhà máy. Tiền này để bảo đảm rằng nhà sản xuất sẽ thu hồi các sản phẩm hư cũ để tái chế. Nếu họ làm được điều này, chính quyền sẽ trả lại số tiền đã thu ban đầu.
Ở Việt Nam, người dân và hộ gia đình có thể đăng rác thải điện tử trên app Grac. Sau đó, đơn vị liên hệ để thu hồi tái chế đúng quy định pháp luật.