Quản lý rác thải, Tin tức

UBND Quận, Phường quản lý rác thải thời 4.0

Tại sao phải quản lý rác thải thời 4.0 ? 

Việt Nam là quốc gia có trình độ phát triển trung bình về khoa học công nghệ nhưng không thể thụ động đứng ngoài xu thế này, mà cần chủ động, tích cực chuẩn bị các điều kiện để nắm bắt, tiếp cận.

Công tác bảo vệ môi trường trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đứng trước những cơ hội khi đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường cơ bản được hoàn thiện; chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, hướng tới nền kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trở thành quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế.

Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên thế giới làm cho xu hướng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội trong việc tiếp cận và ứng dụng các khoa học và công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường và các công nghệ giám sát môi trường hiện đại, tự động, liên tục. Phát triển kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ hỗ trợ công tác quản lý và cập nhật dữ liệu thông tin về môi trường, phát triển, đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến trong quản lý môi trường.

Cơ hội cho công tác bảo vệ môi trường Việt Nam trong thời đại số dựa vào thu thập, xử lý số liệu để viễn cảnh có thể thành hiện thực về những cánh đồng xanh, môi trường không khí trong lành, không rác thải, không bụi, những dòng sông xanh không bị ô nhiễm…

Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt Việt Nam phải đối mặt với những thách thức như nguy cơ tụt hậu về khoa học, công nghệ, có thể bị bỏ lại xa so với các quốc gia phát triển và đứng trước nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ và ô nhiễm của thế giới… Những áp lực, thách thức đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Nó tác động với tất cả các cấp độ trên toàn cầu, từng khu vực trong từng quốc gia. Các tác động này rất tích cực trong dài hạn song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn.

Căn cứ để cơ quan quản lý môi trường chuyển đổi số thời 4.0

Năm 2021 là năm Bộ TN&MT đưa nhiều thủ tục hành chính giải quyết trên môi trường số, đáp ứng mục tiêu hình thành Chính phủ điện tử. Vì vậy, chỉ số cải cách hành chính (PAR index) của Bộ tăng liên tục 11 bậc, từ thứ 16 năm 2019 lên thứ 5 năm 2020, trong đó chỉ số thành phần Hiện đại hóa hành chính luôn ở mức cao; Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT (ICT index) tăng 6 bậc từ thứ 18 lên thứ 12.

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng đi đầu trong việc thực hiện Quyết định số 28/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi nhận văn bản điện tử khi quy chuẩn đã được chuẩn hóa xử lý từ khâu lập hồ sơ, văn bản trình lên các cấp. Hiện tại, Bộ đã triển khai 100% số lượng văn bản là văn bản điện tử và ký số, từ soạn thảo, trình, kiểm soát cho đến ban hành.

Theo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu TN&MT Lê Phú Hà, đến nay, Bộ TN&MT đã cơ bản hoàn thành cung cấp 100% thủ tục hành chính trên môi trường trực tuyến gồm 108 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đồng thời triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ.

Theo Chương trình chuyển đổi số TN&MT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt ra mục tiêu đến năm 2030, ngành TN&MT quản lý, điều hành cơ bản trên phương thức, quy trình, mô hình của công nghệ số và kết quả phân tích, xử lý dữ liệu số; áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao.

Mới đây, ngày 28/12/2021, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành Quyết định số 2601/QĐ-BTNMT về việc Thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường. Theo đó, Ban Chỉ đạo sẽ nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng để chỉ đạo, điều phối xây dựng, thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong ngành tài nguyên và môi trường… Điều này thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ TN&MT nói riêng cũng như ngành Tài nguyên và Môi trường nói chung trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính theo hướng hiện đại hóa.

Đặc biệt, trong năm 2022, Bộ sẽ cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường trên nền tảng dữ liệu lớn và kết nối, chia sẻ, cung cấp dữ liệu mở phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp, vận hành Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.

 

Không ngừng đổi mới công nghệ thời 4.0 đặc biệt là số hóa dữ liệu thu gom rác thải sinh hoạt

Cuộc cách mạng lần thứ 4 mở ra cơ hội cho từng cá nhân, tổ chức và từng dân tộc. Quốc gia nào tận dụng được, phát triển đúng trọng tâm, trọng điểm sẽ vượt lên, nếu không sẽ bị tụt lại. Đây là một thách thức không nhỏ cho nước ta, không chỉ trong phát triển kinh tế và cả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, về mặt môi trường, cách mạng 4.0 có tác động tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung hạn và dài hạn nhờ các ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường và các công nghệ giám sát môi trường đang phát triển nhanh được hỗ trợ bởi Internet kết nối vạn vật, giúp thu thập và xử lý thông tin liên tục 24/7 theo thời gian thực cũng như đưa ra cảnh báo sớm về các thảm họa thiên nhiên.

Như vậy, bảo vệ môi trường trong cuộc cách mạng 4.0 là phải “đổi mới công nghệ hướng tới phát triển kinh tế xanh”. Trong khi đó, động lực mới của nền kinh tế xanh là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch mà muốn sạch thì phải không ngừng đổi mới công nghệ cả trong xử lý chất thải môi trường lẫn công nghệ quản lý giám sát môi trường.

Trong cuộc cách mạng 4.0, công nghệ thông tin, kỹ thuật số đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp trong lĩnh vực quản lý môi trường, giúp chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức… đặc biệt là hiệu quả xử lý cao.

Giới chuyên đánh giá, công nghệ 4.0 là sự kết nối giữa không gian thực và không gian số, tận dụng kết hợp với công nghệ không gian vũ trụ, vệ tinh để giám sát mặt đất, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ứng dụng ảnh chụp vệ tinh, kết hợp hệ thống thông tin địa lý (GIS) và số hóa nắm bắt chính xác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ đó sẽ có biện pháp quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Ông Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường đánh giá, trong thời đại công nghệ như hiện nay cần phải tăng cường hệ thống quan trắc tự động liên tục, các hệ thống sensor, camera, vệ tinh; thu nhận, xử lý và công bố số liệu quan trắc tự động; đồng thừi số hóa các dữ liệu, số liệu quản lý; các ứng dụng AI, big data, blog chain, IOT trong kiểm soát ô nhiễm, dự báo hành vi…

”Tất nhiên, việc đầu tư công nghệ cho trong bảo vệ môi trường ban đầu sẽ khá tốn kém và khó khăn trong công tác vận hành. Tuy nhiên, về lâu dài thì nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, không chỉ lợi về kinh tế mà việc xử lý sự cố môi trường cũng được kịp thời”, ông Tùng cho biết.

Phần mềm số hóa giúp cho UBND Quận và UBND Phường quản lý và kiểm soát:

  • Chủ nguồn thải và hộ dân.
  • Doanh nghiệp thu gom rác
  • Phương tiện thu gom và hành trình tuyến thu gom.
  • Dữ liệu về quản lý Thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, xử lý rác
  • Dữ liệu về phản ánh của người dân trên từng địa bàn Phường.
  • Hướng dẫn, tuyên truyền về rác thải cho lực lượng tuyên truyền viên và người dân.

Các ví dụ thực tế về thu thập dữ liệu rác thải trong thực tế

Phần mềm số hóa rác thải GRAC đã làm việc với các cơ quan quản lý chất thải và đơn vị thu gom vận chuyển (các hợp tác xã vệ sinh môi trường, công ty công ích Quận) để triển khai các hệ thống cho phép họ giám sát và theo dõi chất thải trong địa bàn của họ chặt chẽ hơn. Các số liệu thu thập và quản lý được số hóa trên đám mây điện tử online, việc này đảm bảo về tính liên tục và trực quan của dữ liệu an toàn và hiệu quả.

GRAC đã phát triển hệ thống quản lý Rác thải Trực tuyến cho các Phòng Tài nguyên và Môi trường các Quận Huyện Tp.HCM. Chúng tôi đã cung cấp các công cụ, quy trình và khuôn khổ hoạt động cần thiết để hỗ trợ việc cập nhật liên tục và đối soát thành công dữ liệu và tiền Rác thải trong một khung thời gian rất chặt chẽ.

GRAC đang triển khai một hệ thống dữ liệu về chất thải hiện cho phép thu thập và truy vấn hiệu quả thông tin về phục hồi tài nguyên và phát sinh, xử lý và tiêu hủy chất thải trong địa bàn theo công nghệ quản lý dữ liệu tập trung và phân tích dữ liệu lớn Bid Data.

Dự án mới nhất của GRAC là  Quận 3 và quận Gò Vấp, nơi Cổng thông tin báo cáo tài nguyên và chất thải e.grac.vn đã cung cấp cho các quận huyện khả năng hiển thị rõ ràng hơn về các loại chất thải đang được dự trữ và các khu vực cần tập trung các nỗ lực tái sử dụng và thu hồi tái chế rác thải.