Phân loại rác, Quản lý rác thải, Tin tức

Quản lý việc phân loại rác tại nguồn thật dễ dàng

Quy định pháp luật về phân loại rác tại nguồn

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật BVMT 2020 như sau:

– Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

– Chất thải thực phẩm;

– Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Khoản 3 Điều 77 Luật BVMT năm 2020 nhấn mạnh, Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt  (tức là các công ty công ích, các công ty tư nhân, hợp tác xã vệ sinh môi trường) có trách nhiệm phối hợp với:

  • UBND cấp xã: UBND Phường, UBND Xã.
  • Cộng đồng dân cư: các khu phố, tổ dân phố.
  • Đại diện khu dân cư: các ban quản trị chung cư, các khu phố, tổ dân phố.

trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi.

Đồng thời có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định.

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế và chất thải thực phẩm nếu không được phân loại thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt khác. Như vậy, những tổ chức, cá nhân không thực hiện phân loại sẽ phải trả chi phí cao hơn so với những tổ chức, cá nhân thực hiện việc phân loại theo quy định.

UBND cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.

Quản lý việc phân loại rác tại nguồn thật dễ dàng

Việc áp dụng phần mềm số hóa mạng lưới thu gom rác GRAC sẽ phân loại nhanh chóng, chính xác và cập nhật liên tục về:

  • Tổng số lượng hộ gia đình trên địa bàn
  • Số lượng gia đình phải phân loại rác và số lượng không phân loại rác
  • Số lượng chủ nguồn thải có hợp đồng bắt buộc  và phải phân loại rác, UBND cấp xã, cấp huyện dễ dàng lọc ra đối tượng để tiến hành kiểm tra giám sát và xử phạt.
  • Số lượng hộ kinh doanh
  • Số lượng đơn vị thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn: các công ty công ích, công ty môi trường đô thị, các hợp tác xã, công ty tư nhân. Thông thường địa bàn càng rộng thì số lượng đơn vị thu gom sẽ nhiều và phức tạp dẫn đến khó quản lý.
  • Số lượng nhân viên đang thu gom rác trên địa bàn triển khai phân loại rác tại nguồn.

Việc nắm thông tin kỹ lưỡng về hộ gia đình, chủ nguồn thải giúp cho Cơ quan quản lý nhà nước hoạch định rõ chiến lược dài hạn về việc quản lý rác thải và phân loại rác tại nguồn. Đồng thời công đoạn quan trọng nhất trong việc phân loại rác tại nguồn đó là GIÁM SÁT, KIỂM TRA, XỬ PHAT. Những hoạt động trên giúp cho việc phân loại rác tại nguồn được duy trì chứ không phải theo phong trào hoặc kế hoạch ngắn hạn. 

Vui lòng liên hệ congnghe@grac.vn để được hướng dẫn thêm

Yếu tố để số hóa thành công việc phân loại rác tại nguồn

  • Lấy cư dân làm trung tâm (hộ gia đình, chủ nguồn thải)
  • Sự quyết tâm và cam kết cao nhất của lãnh đạo cao nhất của địa phương.
  • Nguồn lực sẵn sàng: nhân lực, vật lực, công cụ, kinh phí.
  • Sự kết nối chính quyền, người dân và đơn vị thu gom vận chuyển
  • Công nghệ phù hợp với hạ tầng địa phương.
  • Phù hợp với xu hướng của xã hội

—> Không tốn nhiều tiền để số hóa thành công quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương

Yếu tố dẫn đến thất bại của việc số hóa phân loại rác tại nguồn

  • Xem số hóa mạng lưới rác thải là mục tiêu ngắn hạn và không có quyết tâm cao nhất của lãnh đạo.
  • Mục tiêu không rõ ràng hoặc mục đích quản lý rác thải khác với tác dụng của phần mềm.
  • Công nghệ thông tin chỉ đóng góp 30% thành công của công tác quản lý, là công cụ hỗ trợ quản lý.
  • Không có cơ chế, pháp lý đầy đủ.
  • Không có nguồn lực đầy đủ.
  • Không có sự kết nối giữa người dân, chính quyền và đơn vị thu gom vận chuyển rác thải.

–> Nếu lãnh đạo địa phương xem quản lý rác thải như phòng chống covid thì đảm bảo thành công 100%

Phân loại rác tại nguồn không phải là một kế hoạch đơn thuần, Phân loại rác tại nguồn là một chiến lược dài hạn 

Việc số hóa quản lý rác thải vừa là nền tảng, vừa là kim chỉ nam dẫn đường cho đô thị đạt được mục tiêu trong giới hạn nguồn lực phân loại rác tại nguồn một cách hiệu quả nhất. Thế nhưng, chúng ta thường nhầm lẫn chiến lược với “kế hoạch mong muốn” và phần lớn “các dự án phân loại rác tại nguồn, kế hoạch phân loại rác tại nguồn” không thể định hình rõ ràng & cụ thể hóa chiến lược cho mình. Ví dụ như sự quyết tâm phân lại rác của đô thị :

  • Sứ mệnh: đô thị xanh
  • Tầm nhìn: đô thị đi đầu trong vùng về phân loại rác
  • Mục tiêu 5 năm: 100% các hộ dân và chủ nguồn thải phân loại rác tại nguồn trong 2 năm đầu tiên . 0 trường hợp bị phản ánh trong 3 năm tiếp theo.
  • Nguồn lực hiện tại: phương tiện, hạ tầng, kinh phí, …
  • Kế hoạch hành động & phương thức: tùy vào đặc thù địa phương
  • Phạm vi của chiến lược: áp dụng trước với chủ nguồn thải như nhà hàng, khách sạn,….
  • Tài chính: kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường 20% và nguồn xã hội hóa 80%

Setup mô hình phân loại rác tại nguồn phù hợp với địa phương là quan trọng nhất

Mô hình phân loại rác tại nguồn thành công không thể tồn tại một mình mà phải đi kèm với năng lực quản lý rác thải sinh hoạt tốt, đạt hiệu quả cao của địa phương. Và Mô hình phân loại rác tại nguồn thành công nhất là mô hình phù hợp với đặc thù địa phương nhất tức là:

  • Phù hợp với văn hóa địa phương
  • Phù hợp với hành vi thu gom rác, đổ rác thông thường
  • Phù hợp với phương tiện thu gom, người thu gom.
  • Phù hợp với hệ thống vận chuyển và tập kết rác
  • Phù hợp với công nghệ xử lý rác địa phương
  • Tính kinh tế bền vững
  • Luật và văn bản thực thi

Mô hình phân loại rác tại nguồn hoàn toàn có thể số hóa được và việc số hóa và áp dụng công nghệ thông tin giúp cho khả năng thành công của mô hình lên 30%.

Related Posts