Vì sao phải phân loại rác tại nguồn?

Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

Chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM được phân loại thành mấy nhóm?

Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn Theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 6 năm 2021. Theo đó cá nhân, hộ gia đình, các chủ nguồn thải phải phân loại rác thành:

a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

b) Chất thải còn lại (bao gồm chất thải thực phẩm)

Chất thải nguy hại, chất thải cồng kềnh (tần suất phát sinh ít) thì có quy định riêng về thu gom, vận chuyển của địa phương.

Trang thiết bị để lưu giữ rác có yêu cầu gì không?

Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu, cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt tự trang bị bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu chứa (thùng) để lưu giữ riêng biệt từng nhóm chất thải sau phân loại.

Phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bảo đảm lưu giữ an toàn, vệ sinh chất thải, không làm rơi vãi hoặc rò rỉ nước rác.

- Thiết bị lưu chứa (thùng) có nắp đậy, bao bì (túi) phải được buộc kín.

Khuyến khích:

  • sử dụng thiết bị lưu chứa (thùng) chuyên dùng để lưu chứa Nhóm còn lại nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường và mỹ quan.
  • sử dụng đồng bộ thiết bị lưu chứa (thùng) có màu xanh lá cây để chứa Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế trong trường hợp sử dụng màu sắc để phân biệt với Nhóm còn lại.
  • dán nhãn hoặc sơn in ấn trực tiếp ở phía ngoài bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu chứa (thùng) để phân biệt loại chất thải. Nội dung trên nhãn dán hoặc nội dung được sơn/in ấn có dòng chữ “NHÓM CÒN LẠI”, “NHÓM CÓ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ” hoặc thay thế bằng kí hiệu đối với “NHÓM CÓ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ”
  • sử dụng túi thân thiện môi trường (ví dụ: túi dễ phân hủy sinh học) để chứa CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT sau phân loại. Hạn chế, tiến tới không sử dụng túi ni lông khó phân hủy để chứa CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT sau phân loại theo chương trình, kế hoạch và hướng dẫn của cơ quan nhà nước.

Căn cứ theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

Cách để lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt sau khi đã phân loại?

- Chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại phải được lưu giữ riêng biệt trong các thiết bị đã nêu chi tiết tại câu hỏi “Trang thiết bị để lưu giữ rác có yêu cầu gì không?

- Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải Chất thải rắn sinh hoạt không chứa chất thải vượt quá dung tích của bao bì, thiết bị lưu chứa để tránh làm rách bao bì, rơi vãi chất thải và nước rác; đậy kín, vệ sinh thiết bị lưu chứa định kỳ để tránh phát sinh mùi hôi. Khu vực lưu giữ chất thải cần dọn dẹp, vệ sinh định kỳ để tránh làm nơi lưu trú của côn trùng, loài gặm nhấm.

- Một số trường hợp khác:  

  • chất thải thuộc Nhóm còn lại có đặc điểm sắc bén, nhọn (mảnh thủy tinh, sành sứ,...): Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng giấy báo, carton, vải vụn hoặc vật liệu tương tự quấn quanh chất thải trước khi bỏ vào bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu chứa (thùng); thông báo trực tiếp hoặc gắn nhãn/viết chữ ( để cảnh báo cho người thu gom.
  • cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải Chất thải rắn sinh hoạt không chuyển giao Chất thải rắn sinh hoạt trực tiếp cho Chủ thu gom, vận chuyển Chất thải rắn sinh hoạt : ở phía ngoài bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu chứa (thùng) có dấu hiệu phân biệt loại chất thải được lưu giữ.
  • cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải Chất thải rắn sinh hoạt chuyển giao Chất thải rắn sinh hoạt trực tiếp cho Chú thu gom, vận chuyển Chất thải rắn sinh hoạt : Thông báo cho cho Chủ thu gom, vận chuyển biết về việc chuyển giao Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nếu có) để tiếp nhận và lưu giữ riêng.
  • cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải Chất thải rắn sinh hoạt có thực hiện phân loại và lưu giữ từng loại chất thải thuộc Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế: khuyến khích có hình ảnh thể hiện loại chất thải (tham khảo Phụ lục 2 đính kèm Hướng dẫn này) bên ngoài thiết bị lưu chứa và có dòng chữ “NHÓM CÓ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ” hoặc thay thế bằng ký hiệu đối với “NHÓM CÓ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ”.

Căn cứ theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

Có bắt buộc phải phân loại rác thải không?

Câu trả lời là CÓ.

Bởi vì theo khoản 2 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Không phân loại rác sẽ bị phạt bao nhiêu?

Từ 01/01/2022 khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực. Người dân cần phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Trường hợp không phân loại rác theo quy định sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng. Cụ thể:

Căn cứ khoản 4 điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP:

  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định; không báo cáo định kỳ về tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Ai quy định tần suất thu gom và giờ thu gom?

Do Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác định.

Căn cứ theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chủ nguồn thải có thể tự thỏa thuận chuyển giao được không?

Câu trả lời là CÓ.

Tùy thuộc đặc điểm đặc thù của mỗi khu vực dân cư, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chủ trì, phối hợp với Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và đại diện của các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt (ví dụ: Trưởng khu phố, tổ trưởng tổ dân phố, ban quản lý chung cư,…) xác định thời gian, phương thức chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với hiện trạng và quy định của Nhà nước.

Căn cứ theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tăng tần suất thu gom có phải trả thêm tiền không?

Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt có thể chủ động thỏa thuận với Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để tăng tần suất thu gom tại nguồn so với tần suất do Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác định. Thỏa thuận này được thống nhất trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn giữa các bên.

Căn cứ theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế gồm những loại nào?

Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế bao gồm:

  • Nhóm giấy thải: tạp chí, giấy báo các loại; bìa thư; sách, tập; hộp, dĩa, ly giấy; carton;…
  • Nhóm nhựa thải: các loại nhựa có ký hiệu tái chế trên sản phẩm hoặc trên bao bì chứa sản phẩm (như: bao bì gói thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, tô nhựa, chén nhựa, ly nhựa,…)
  • Nhóm kim loại thải: sắt, nhôm, thép, đồng, vỏ lon bia, vỏ lon nước ngọt, vỏ lon đồ hộp, dây điện, lưỡi dao, lưỡi lam, kéo,…
  • Nhóm cao su thải: vỏ xe, dép, săm lốp,…
  • Nhóm thủy tinh thải: vỏ chai bia, vỏ chai nước ngọt, vỏ chai đựng thực phẩm, kiếng vỡ,…
Thùng rác màu xanh lá cây để đựng chất thải tái chế có bắt buộc không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Chỉ khuyến khích sử dụng đồng bộ thiết bị lưu chứa (thùng) có màu xanh lá cây để chứa Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế trong trường hợp sử dụng màu sắc để phân biệt với Nhóm còn lại.

Căn cứ theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

Thùng chứa chất thải tái chế có yêu cầu đặc biệt gì không?

Khuyến khích dán nhãn hoặc sơn in ấn trực tiếp ở phía ngoài bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu chứa (thùng) để phân biệt loại chất thải.

Nội dung trên nhãn dán hoặc nội dung được sơn/in ấn có dòng chữ “NHÓM CÒN LẠI”, “NHÓM CÓ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ” hoặc thay thế bằng kí hiệu đối với “NHÓM CÓ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ”

Khi chuyển giao rác tái chế thì cần có gì?

Yêu cầu Đơn vị quản lý, vận hành trạm trung chuyển cung cấp hợp đồng chứng minh Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho cơ sở tái sử dụng, tái chế có chức năng phù hợp theo quy định; cung cấp biên nhận khối lượng chất thải đã tiếp nhận của cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT. Chủ nguồn thải CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT lưu giữ hợp đồng, biên nhận này tại đơn vị.

Căn cứ theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

Ai có trách nhiệm phải tháo rã rác thải cồng kềnh?

Chủ nguồn thải có trách nhiệm tháo rã rác thải cồng kềnh hoặc thuê đơn vị tháo rã với chi phí gồm : Công tháo rã, vận chuyển và xử lý.

Các loại rác phải tháo rã là: tủ, bàn, giường, ghế, gốc cây lớn, cành cây lớn…

Chất thải rắn cồng kềnh gồm những loại nào?

Nhóm chất thải rắn cồng kềnh gồm:

  • Tủ, bàn
  • Giường, nệm
  • Ghế salon
  • Tranh lớn
  • Gốc cây, thân cây và nhánh cây có chiều dài hơn 30 hoặc/và đường kính hơn 20 cm
  • Chậu cây bằng sành sứ
  • Bồn tắm, bồn rửa mặt
  • Trang thờ
Chất thải rắn cồng kềnh có các phương pháp xử lý gì?

Phương pháp xử lý của chất thải rắn cồng kềnh là: Tái chế, đốt, chôn lấp hợp vệ sinh.

Tần suất thu gom của rác thải cồng kềnh?

Chất thải rắn cồng kềnh được vận chuyển, xử lý như chất thải rắn sinh hoạt. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh từ điểm tập kết đến cơ sở xử lý chất thải được thực hiện định kỳ ít nhất 01 lần/tháng và được Ủy ban nhân dân quận, huyện đưa vào nội dung đấu thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận, huyện.

Căn cứ theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

Cách phân loại chất thải nguy hại gia đình?

Cá nhân, hộ gia đình thực hiện phân loại riêng chất thải nguy hại để chuyển giao xử lý theo quy định. Nghiêm cấm hành vi thải bỏ chất thải nguy hại cùng Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế, Nhóm chất thải còn lại vào hệ thống thoát nước và khu vực công cộng.

Danh mục một số loại chất thải nguy hại điển hình phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình:

-           Bóng đèn đã qua sử dụng

-           Bình xịt côn trùng, vỏ bình gas mini

-           Chai, lọ đựng hóa chất, dầu nhớt

-           Dầu nhớt thải

-           Pin các loại

-           Ắc quy thải

-           Thiết bị điện tử gia dụng

-           Nhiệt kế

Cách lưu giữ chất thải nguy hại đúng cách?
  • Chất thải nguy hại phải được lưu giữ an toàn, tránh xa tầm với của trẻ em, khu vực sinh hoạt ăn uống chung của gia đình; không gần nguồn nhiệt; không bị mưa và năng chiếu trực tiếp.
  • Chất thải dạng lỏng: sử dụng chai nhựa, thủy tinh để lưu chứa; đảm bảo kín không rò rỉ chất lỏng ra ngoài.
  • Chất thải dạng rắn, dễ vỡ: sử dụng giấy, carton để đóng gói chất thải.
  • Gỡ pin ra khỏi các thiết bị điện tử nhằm tránh khả năng gây cháy nổ khi lưu giữ. Sử dụng găng tay cao su để đóng gói nhiệt kế thủy ngân bị vỡ; sử dụng chai nhựa hoặc chai thủy tinh (chai nước ngọt) để chứa nhiệt kế và đậy kín nắp hoặc sử dụng băng keo trong quấn kín nhiều lớp đảm bảo thủy ngân không rò rỉ ra bên ngoài; găng tay cao su sau khi sử dụng được xem là chất thải nguy hại và gói trong túi nylon buộc chặt.

Căn cứ theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tần suất thu gom nhóm chất thải còn lại là gì?

Tần suất thu gom tối thiểu 01 ngày/lần đối với khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và tối thiểu 01-02 ngày/lần đối với khu vực dân cư thưa thớt.

Căn cứ theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.