Grac, Quản lý rác thải

Grac và chính quyền đô thị thông minh

Mới đây, lãnh đạo TP Hà Nội thông tin về việc địa phương này đã chi 3 triệu USD để mua ý tưởng từ đơn vị tư vấn nước ngoài, nhằm phục vụ cho việc phát triển Thủ đô.

Nguồn bài viết: https://doanhnhantrevietnam.vn/chuyen-ha-noi-chi-3-trieu-usd-mua-y-tuong-phat-trien-va-cach-tu-duy-moi-cua-chinh-quyen-d21929.html

Theo kết quả bước đầu, các đơn vị đã đưa ra 6 ý tưởng đột phá gồm văn hóa và di sản; đô thị xanh và bền vững; sức hút đầu tư; kinh tế số/xã hội số; hạ tầng giao thông vận tải hiện đại; môi trường đáng sống. Những ý tưởng nhằm giúp Hà Nội trở thành Thủ đô kết nối toàn cầu, phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa và xã hội vào năm 2045.

Ở đầu tàu kinh tế khác là TP.HCM, cũng dự kiến chi 210 tỷ đồng hỗ trợ đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo trong 5 năm. Cùng với đó, thành phố cũng triển khai hàng loạt chính sách ưu đãi để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo với tham vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á.

Đà Nẵng cũng đã ban hành được hơn 20 văn bản chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thành phố cũng hình thành mạng lưới 5 vườn ươm, 4 quỹ đầu tư, 2 không gian sáng tạo, 10 không gian làm việc chung, 10 câu lạc bộ khởi nghiệp, 3 trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho 46 doanh nghiệp đổi mới công nghệ với kinh phí 5,1 tỷ đồng.

Thông tin này không quá bất ngờ tại các quốc gia coi đổi mới sáng tạo là động lực phát triển. Trong đại dịch, Singapore phát triển rất nhiều giải pháp trong quản lý về thanh toán, ngân hàng số, xây dựng, bảo trì, logistics… bằng cách ra đề bài và trao thưởng cho các tập đoàn, startup, viện trường phát triển giải pháp thiết thực. Thậm chí họ mở các kho sáng chế cho startup, nhà nghiên cứu tự do khai thác và cùng chia lợi nhuận đem lại.

Nhưng điều này lại khá mới mẻ tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, với tư duy quản trị hành chính, xã hội đang vẫn chưa thực sự “mở”. Rất nhiều startup, doanh nghiệp họ vẫn than phiền về những phiền hà khi làm việc với các bên công quyền. Trong khi một số địa phương cho biết họ cũng khó để hỗ trợ startup khi nguồn lực vẫn còn hạn chế.

Nhưng thực tế cho thấy startup không cần quá nhiều sự hỗ trợ tài chính từ phía chính quyền. Họ chỉ cần nguồn lực về chính sách, đặc biệt là sự cởi mở đón nhận giải pháp mới.

Chính quyền TP.HCM ứng dụng Grac giúp rác thải đi đến đúng nơi thu gom một cách hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực. Ảnh: T.L.

Chính quyền TP.HCM ứng dụng Grac giúp rác thải đi đến đúng nơi thu gom một cách hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực. Ảnh: T.L.

Ông Nguyễn Trọng Minh, Nhà sáng lập kiêm CEO Công ty Cổ phần Công nghệ GRAC, đơn vị chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý rác thải, cho biết giai đoạn

2018-2019, GRAC đi theo hướng tạo một platform (nền tảng) để kết nối các bên. Tuy vậy, mô hình này không đánh trúng thị trường. Đội ngũ sáng lập quyết định chuyển sang chiến lược chuyển đổi số đang là chủ đề rất “nóng” ở thời điểm đó. Tức startup sẽ mang phần mềm quản lý rác thải đến UBND các tỉnh, thành phố, quận huyện TP.HCM, các Sở tài nguyên từ TP.Thủ Đức đến UBND huyện Bình Chánh để “chào hàng”.

Khi gặp lãnh đạo của các quận huyện, thành phố và trình bày về chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý rác thải, ông Minh cho biết họ rất thích vì đây là thứ địa phương đang cần. Bởi theo quy định đến cuối năm 2024, 100% rác thải tại Việt Nam sẽ phải phân tại nguồn.

“Mình đem đến một sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của địa phương thì sẽ được mở cửa, không phải khó khăn trong công tác đi mời vất vả. Hiện chúng tôi đã họp với Sở Tài nguyên Kiên Giang, sau tới Quảng Ngãi. Đội ngũ của chúng tôi chia ra để tiếp cận, làm việc các địa phương.

Các công ty công ích của các tỉnh thành hầu như đang mong mỏi nền tảng thanh toán rác khi tiền điện, nước đều đã thanh toán online. Chúng tôi liên kết với 34 ngân hàng, các ví điện tử như MoMo… từ đó người dân có thể trực tiếp thanh toán tiền rác online”, ông Minh nói.

Thực tế cho thấy, những địa phương có tư duy mở và hành động cụ thể trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp và startup đều ghi nhận kết quả kinh tế xã hội tích cực.

Năm 2022, năm đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ thử nghiệm đánh giá bộ chỉ số đổi mới sáng tạo đối với 20 địa phương. Kết quả, Hà Nội dẫn đầu với 61.07 điểm, tiếp theo là Đà Nẵng 56.69 điểm, TP.HCM 52.27 điểm, Quảng Ninh 49.97 điểm và Hải Phòng 47.61 điểm…

“Mở cửa” cho startup giúp các địa phương không chỉ có thêm nguồn lực dồi dào với nhiều ý tưởng sáng tạo, phục vụ cho quá trình quản lý hành chính thuận lợi hơn mà giúp người dân có trải nghiệm tốt hơn với các dịch vụ hành chính công. Khi các doanh nghiệp, startup phát triển cũng đóng góp ngược lại nguồn thu ngân sách của địa phương và thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển.

Tuy vậy, tạo điều kiện cho startup giải quyết các bài toán của địa phương cũng đồng nghĩa với việc các địa phương phải thay đổi cách làm việc, cách vận hành, cách phối hợp. Chấp nhận các ý tưởng mới, cách làm mới cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó. Nhưng nếu sự phối hợp này được thực hiện một cách bài bản, có chiến lược, kế hoạch rõ ràng thì bộ mặt của địa phương sẽ rất khác.

GRAC (viết tắt từ “gom rác”) là ứng dụng quản lý rác thải thông minh trên 2 nền tảng web và thiết bị di động. GRAC giúp số hóa mạng lưới quản lý rác thải, kết nối thông minh giữa người dân, chính quyền và đơn vị cung cấp dịch vụ. Đây là dự án khởi nghiệp sáng tạo công nghệ vì môi trường

Về sản phẩm, GRAC có hai sản phẩm chính:

  1. Phần mềm GRAC: Đây là một giải pháp công nghệ thông minh giúp số hóa mạng lưới quản lý rác thải sinh hoạt và thanh toán online. Phần mềm này chạy trên nền tảng web và dành cho tổ chức.
  2. Ứng dụng (app) GRAC: Đây là một ứng dụng platform trên điện thoại di động dành cho cá nhân. App GRAC giúp người dân tra cứu tiền rác hàng tháng, liên hệ trực tiếp với người thu gom rác, gửi phản ánh, khiếu nại về dịch vụ thu gom rác, bán ve chai/đồng nát/phế liệu, đặt lịch thu gom rác cồng kềnh, tặng đồ cũ, tra cứu cách bỏ rác, thanh toán tiền rác online qua các cổng thanh toán.

Đô thị thông minh (Smart City) là mô hình của một thành phố áp dụng những công nghệ hiện đại tiên tiến nhất giúp kết nối và tạo lên một hệ thống hữu cơ tổng thể để nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ chính quyền và cải thiện cuộc sống cho người dân. GRAC hỗ trợ việc xây dựng đô thị thông minh bằng cách giúp quản lý rác thải một cách hiệu quả.

 

Related Posts