Dự án Kinh tế tuần hoàn từ cộng đồng được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Công nghệ Grac nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc phân loại rác tại nguồn và bảo vệ môi trường tự nhiên. Trong đó, chương trình Tái chế Green Point sử dụng mô hình tái chế ứng dụng công nghệ tích điểm – đổi quà tặng với mục tiêu xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Với sáng kiến này, Green Point hướng tới mục tiêu chính là thay đổi nhận thức để mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, từ đó xây dựng một cộng đồng sống xanh, bền vững hơn. Đặc biệt, dự án không chỉ thúc đẩy thay đổi thói quen cá nhân mà còn khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức tham gia vào các chương trình phát triển bền vững.
Bối cảnh ra đời của dự án
Trong thực tiễn hiện nay, những sự kiện đổi rác lấy quà đã được thực hiện bởi nhiều đơn vị. Tuy nhiên, phần lớn các dự án này thường chỉ diễn ra trong ngắn hạn và không liên tục, dẫn tới hiệu quả mang lại không cao, thiếu bền vững, chưa thể nâng cao nhận thức của người dân về phân loại rác. Mặt khác, đường đi của rác tái chế hiện nay chưa minh bạch rõ ràng, khiến cho các vấn đề về rác thải và môi trường ngày càng trở nên nặng nề hơn.
Nhận thấy tình hình đó, Grac đã nhanh chóng nghiên cứu để phát triển dự án mang tên là chương trình Tái chế Green Point. Dự án được thực hiện với những hoạt động diễn ra dài hạn, nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức người dân về phân loại rác tại nguồn và bảo vệ môi trường. Đồng thời giúp truy xuất nguồn gốc và nâng cao tỷ lệ rác tái chế.
Sáng kiến – phát kiến của dự án
Chương trình tái chế Green Point áp dụng công nghệ tích điểm lấy quà thông qua ứng dụng Grac. Rác sẽ được thu gom tại nguồn từ nhà người dân đến điểm Green Point rồi đến trực tiếp chuyển tới nhà máy tái chế mà không cần qua nhiều vựa ve chai, từ đó tránh thất thoát sản lượng và kém minh bạch.
Tích hợp với ứng dụng Grac:
– Khách hàng, người dân sử dụng ứng dụng Grac để theo dõi và ghi nhận các đóng góp tái chế của mình. Mỗi khi khách hàng mang rác nhựa đến các điểm Green Point và quét mã QR, họ sẽ được tích điểm.
– Điểm thưởng có thể đổi thành các món quà nhỏ, tạo động lực tái chế.
– Rác nhựa thu gom từ các Green Point sẽ được vận chuyển đến các nhà máy tái chế liên kết với Grac Tech, đảm bảo quá trình tái chế được thực hiện đúng cách và hiệu quả.
Mục tiêu – tầm nhìn dự án
Mục Tiêu:
Mục tiêu chính của dự án này là thu gom và tái chế các loại nhựa nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và nâng cao ý thức về tái chế trong cộng đồng.
Mục tiêu trong giai đoạn 2023 – 2024:
– Thu gom 500 tấn rác thải có thể tái chế mỗi năm.
– Quản lý 5 điểm xanh bằng ứng dụng công nghệ.
– Tiếp cận trực tiếp 2.000 người tham gia thông qua các chương trình giáo dục
– Mang lại lợi ích cho 20.000 cá nhân từ việc cải thiện khả năng tiếp cận Green Point.
Mục tiêu năm 2025:
– Lên đến 100 điểm xanh
– Thu gom 3.500 tấn rác thải tái chế của Grac và Đối tác
Mục tiêu năm 2030:
– Thiết lập 10.000 điểm xanh
– Thu gom 400.000 tấn rác thải có thể tái chế
– Mở rộng sang khu vực Apac và Toàn cầu
Quá trình triển khai – Phạm vi – Chi phí của dự án
Phạm vi triển khai: Trường học, Chung cư, Doanh nghiệp, Tổ chức
Quá trình triển khai:
Giai đoạn 1: Thử nghiệm (6 tháng đầu):
– Địa điểm: Triển khai thử nghiệm Green Point tại Trường học, Chung cư, Doanh nghiệp ở các khu vực trung tâm TP.HCM.
– Theo dõi và đánh giá: Thu thập dữ liệu về lượng nhựa thu gom, số lượng khách hàng tham gia, và hiệu quả chương trình thông qua ứng dụng Grac.
Giai đoạn 2: Mở rộng quy mô triển khai (6-12 tháng)
– Dựa trên kết quả của giai đoạn thử nghiệm, mở rộng hệ thống Green Point đến tất cả các Trường học, Chung cư, Doanh nghiệp tại TP.HCM và có thể triển khai ở các thành phố khác.
Giai đoạn 3: Tối ưu hóa và cải tiến dài hạn:
– Tối ưu hóa hệ thống dựa trên dữ liệu thu thập được, đồng thời cải tiến các chương trình khuyến khích, và mở rộng đối tác thu gom và tái chế.
Qua đó, hướng tới mục tiêu chính là thu gom và tái chế các loại nhựa nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và nâng cao ý thức về tái chế trong cộng đồng. Hợp tác phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa.
Kết quả đạt được
1. Kết quả định tính
Quá trình tái chế nhựa của dự án “Kinh tế tuần hoàn từ cộng đồng” mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Hạn chế ô nhiễm môi trường: Bằng cách tái chế, chúng ta có thể giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường, từ đó hạn chế ô nhiễm đất, nước và đại dương.
Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái: Tái chế nhựa cũng giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bởi thay vì phải khai thác nguyên liệu mới, chúng ta có thể sử dụng lại nhựa đã qua sử dụng để sản xuất các sản phẩm mới. Qua đó, dự án vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa bảo vệ các hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng: Dự án cũng góp phần thúc đẩy nhận thức của cộng đồng về việc phân loại rác nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung, mang lại tác động tích cực trong dài hạn.
2. Kết quả định lượng
Tiềm năng nhân rộng mô hình
Trong năm 2025, Dự án “Kinh tế tuần hoàn từ cộng đồng” đặt mục tiêu nhân rộng từ 5 điểm lên 100 điểm Green Point trong khu vực TP.HCM. Dự án còn có tiềm năng cao để nhân rộng cho nhiều tổ chức, khu vực khác với những ưu điểm như:
Hệ thống quản lý rõ thông minh: Hệ thống quản lý của Grac Tech sẽ cung cấp báo cáo chi tiết về số lượng và loại nhựa thu gom, giúp các tổ chức/cá nhân nắm bắt hiệu quả của chương trình.
Đóng gói tài liệu chi tiết về mô hình dự án: Cung cấp tài liệu chi tiết, bao gồm hướng dẫn từng bước, video, và tài liệu dự án, sẽ giúp các tổ chức hoặc cá nhân dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ mô hình Green Point.
Các hoạt động Giáo dục và Nâng cao nhận thức cộng đồng hiệu quả: Thực hiện các chiến dịch truyền thông trực tiếp và trên mạng xã hội để khuyến khích người tiêu dùng tham gia. Đồng thời, hợp tác với các tổ chức môi trường và trường học địa phương để lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc giảm sử dụng nhựa dùng một lần.
Chi phí thực hiện hợp lý: Việc triển khai mô hình Green Point có thể được thực hiện với chi phí thấp, nhờ vào việc sử dụng các nguồn lực sẵn có và các hình thức huy động vốn từ cộng đồng.
Với những đặc điểm trên, dự án “Kinh tế tuần hoàn từ cộng đồng” Green Point của Công ty Cổ phần Công nghệ Grac có thể được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
(Nguồn: https://humanactprize.org/kinh-te-tuan-hoan-tu-cong-dong-199241120014951568.htm)