Grac, Quản lý rác thải

Kế hoạch truyền thông phân loại rác tại nguồn hiệu quả 2024

Kế hoạch truyền thông phân loại rác tại nguồn hiệu quả 2024 

Dưới đây là một MẪU kế hoạch truyền thông phân loại rác tại nguồn cho năm 2024 được biên soạn bởi Grac congnghe@grac.vn :

1. Mục tiêu:

  • Tăng cường nhận thức của cộng đồng về việc phân loại rác tại nguồn.
  • Đạt được tỷ lệ phân loại rác tại nguồn ở mức 80% vào cuối năm 2024.

2. Đối tượng:

  • Hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, trường học, và các tổ chức khác.
  • Xác định độ tuổi, giới tính,…. được ưu tiên truyên truyền. Không cào bằng các đối tượng.

3. Các hoạt động truyền thông:

  • Tổ chức các buổi hội thảo và tập huấn: Tổ chức các buổi hội thảo và tập huấn về việc phân loại rác tại nguồn cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và trường học. Cung cấp thông tin về lợi ích của việc phân loại rác, cách phân loại rác đúng cách và quy định về việc phân loại rác.
  • Phát hành tài liệu truyền thông: Phát hành các poster, tờ rơi, video hướng dẫn và các tài liệu khác để hỗ trợ việc phân loại rác. Các tài liệu này sẽ được phân phát rộng rãi trong cộng đồng.
  • Sử dụng truyền thông số hóa: Sử dụng các kênh truyền thông số hóa như trang web, mạng xã hội, email, và ứng dụng di động để truyền thông về việc phân loại rác. Đăng tải thông tin cập nhật, hướng dẫn và các hoạt động liên quan đến việc phân loại rác.
  • Tổ chức các cuộc thi và chương trình khuyến mãi: Tổ chức các cuộc thi và chương trình khuyến mãi để khuyến khích việc phân loại rác. Ví dụ, tổ chức cuộc thi “Ngôi nhà phân loại rác tốt nhất” hoặc chương trình “Tích điểm đổi quà” khi phân loại rác.

4. Đánh giá và điều chỉnh:

  • Thực hiện đánh giá định kỳ về hiệu quả của các hoạt động truyền thông.
  • Điều chỉnh kế hoạch dựa trên kết quả đánh giá để cải thiện hiệu quả của các hoạt động truyền thông.

Để viết một kế hoạch truyền thông phân loại rác tại nguồn của UBND phường xã dành cho người dân và hộ gia đình, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:

  • Xác định mục tiêu truyền thông, ví dụ: nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ của người dân về việc phân loại rác tại nguồn, giúp người dân hiểu lợi ích của việc này đối với môi trường, sức khỏe và kinh tế.
  • Xác định đối tượng truyền thông, ví dụ: người dân và hộ gia đình sinh sống tại các khu dân cư, chung cư, nhà trọ, nhà ở xã hội trên địa bàn phường.
  • Xây dựng nội dung truyền thông, ví dụ: giới thiệu về quy định, chính sách, chế tài liên quan đến việc phân loại rác tại nguồn; hướng dẫn cách phân loại rác tại nguồn theo các nhóm rác khác nhau; cung cấp các thông tin, số liệu, minh chứng về tác hại của rác thải đối với môi trường và sức khỏe, cũng như lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn đối với việc giảm thiểu rác thải, tiết kiệm nguồn lực, tạo giá trị kinh tế.
  • Lựa chọn kênh truyền thông, ví dụ: sử dụng các kênh truyền thông trực tiếp như tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, hội nghị, đối thoại, tư vấn, hướng dẫn trực tiếp tại các khu dân cư; sử dụng các kênh truyền thông gián tiếp như phát hành các ấn phẩm, tài liệu, biểu ngữ, áp phích, tờ rơi, banner, sticker, bao bì; sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến như website, mạng xã hội, email, SMS, Zalo, Youtube.
  • Lập kế hoạch thực hiện, theo dõi và đánh giá, ví dụ: xác định ngân sách, phân bổ nguồn lực, lên lịch biên tập và triển khai các hoạt động truyền thông; thu thập và phân tích dữ liệu về hiệu quả của các kênh và nội dung truyền thông; điều chỉnh và cải tiến kế hoạch theo kết quả đạt được.

Công cụ truyền thông ONLINE TỪ GRAC

Grac có những công cụ truyền thông ĐẶC BIỆT gì để giúp cho việc truyền thông môi trường hiệu quả cho UBND phường xã, đặc biệt là phân loại rác tại nguồn:

  • Thư viện tờ gấp, tờ rơi, clip, video, ảnh về phân loại rác tại nguồn theo hướng dẫn của Bộ TNMT và địa phương. UBND cấp xã có thể sử dụng để tiết kiệm thời gian, công sức và có tính nhất quán giữa các địa phương.
  • Grac Edu là học viện truyền thông về phân loại rác và môi trường. Grac rất phù hợp cho học sinh, sinh viên ở trường và người lao động tại doanh nghiệp.
  • Grac Green Point là điểm thu hồi tài nguyên dành cho trường học, chung cư, vựa ve chai, siêu thị, cửa hàng. Các điểm xanh (Grac green point) này là nơi thu hồi rác tái chế vừa là nơi tuyên truyền về phân loại rác rất tốt. Người dân kết nối với vựa ve chai, người thu gom ve chai và được tích điểm đổi rác lấy quà. 
  • Hệ thống email truyền thông hiệu quả. Mỗi địa phương được Grac áp dụng chuyển đổi số rác thải sinh hoạt thì mỗi hộ gia đình, đơn vị kinh doanh được kết nối với địa phương qua phần mềm. Các chính sách về phân loại rác, quản lý rác thải, quản lý môi trường đều được gửi định kỳ cho người dân qua email của UBND cấp xã, UBND cấp huyện. Đặc biệt tiền rác sẽ được email thông báo tiền rác, thông báo thanh toán thành công, ….
  • Hệ thống truyền thông qua app Grac qua push notification. Mỗi user có tích hợp với mã khách hàng sẽ được kết nối với dữ liệu của UBND địa phương, từ đó các thông báo với chi phí = 0 sẽ là công cụ truyền thông môi trường cực kỳ hiệu quả.
  • Nhắn tin qua SMS từ phần mềm Grac. Đối với công cụ này khá tốn kém cho các địa phương có số hộ gia đình lớn
  • Sticker phân loại rác dán từng địa điểm được phân loại rác đúng
  • Túi đựng rác có mã QR truy xuất nguồn gốc
  • Hướng dẫn truyền thông phân loại rác tại nguồn online trên app. Người dân tra cứu cách bỏ rác và phân loại rác đúng quy định.

Việc phân loại rác tại nguồn là việc phân biệt các loại rác thải theo nguyên tắc, mục đích và hình thức xử lý khác nhau. Việc phân loại rác tại nguồn có nhiều lợi ích cho môi trường và xã hội, như:

  • Giảm thiểu lượng rác thải được bỏ ra bãi chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
  • Tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy rác thải.
  • Tăng cường hiệu quả tái sử dụng, tái chế các nguyên liệu có giá trị từ rác thải.
  • Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế: Là các loại rác có thể được sử dụng lại cho các mục đích khác nhau, ví dụ như giấy, nhựa, kim loại, vải…
  • Chất thải thực phẩm: Là các loại rác liên quan đến việc sản xuất và tiêu dùng thực phẩm, ví dụ như bánh kẹo, bánh mì, cá…
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác: Là các loại rác không thuộc hai loại trên.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn, Luật khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. Chất thải thực phẩm không dùng làm phân bón phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phát sinh CTRSH sau khi phân loại phải lưu giữ vào các bao bì riêng theo từng loại và chuyển giao cho các tổ chức cá nhân có chức năng tương ứng; chất thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi…

KẾ HOẠCH 

Triển khai Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt

tại nguồn trên địa bàn Phường xxx năm 2024

Căn cứ Quyết định số ….. ngày ….. của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố;

Căn cứ Quyết định số ….. của Ủy ban nhân dân Thành phố về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Kế hoạch số ….

Thực hiện Kế hoạch số …triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường” trên địa bàn Phường  giai đoạn năm 2025.

Ủy ban nhân dân Phường xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Phường năm 2024 với những nội dung như sau:

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

  1. Mục đích:

– Nâng cao nhận thức về tầm quan trong của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn, hình thành thói quen phân loại CTRSH tại nguồn ở từng cá nhân, tổ chức; tạo ý thức tự giác chấp hành phân loại CTRSH tại nguồn ngay khi có phát sinh.

– Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phải được phân loại ngay từ nguồn nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và giảm chôn lấp CTRSH.

– Mỗi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc phân loại CTRSH khi có phát sinh.

– Phấn đấu trên địa bàn Phường hoàn thành cơ bản việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn tại    …. khu phố, ….. tổ dân phố.

  1. Yêu cầu:

– Công tác phân loại CTRSH tại nguồn được triển khai đồng bộ, gắn kết với việc tổ chức thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; thường xuyên đánh giá, cải tiến trong quá trình thực hiện; huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức cá nhân sinh sống, làm việc trên địa bàn phường.

– Ban chỉ đạo, lực lượng được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát phải thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên tại tổ chức, hộ dân. Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động tuyên truyền, vận động, nhắc nhở với công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

– CTRSH được phân loại thành … nhóm gồm: ….. Đảm bảo CTRSH được thu gom, phân loại, lưu giữ và chuyển giao theo quy định.

– Chất thải nguy hại phát sinh tại các hộ dân được phân loại, lưu giữ riêng trong các bao bì (túi, thùng) chứa phù hợp và được tổ chức thu gom, xử lý theo quy định.

NỘI DUNG THỰC HIỆN:

Đối tượng, phạm vi thực hiện:

– Đối tượng: cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động phát sinh CTRSH trên địa bàn Phường.

– Phạm vi: … khu phố, … tổ dân phố.

Nội dung cụ thể:

2.1. Xây dựng nguồn nhân lực thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn:

  1. Thành lập Ban chỉ đạo phường, Tổ giúp việc cấp phường:

– Ủy ban nhân dân phường kiện toàn lại Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ban hành.

– Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:

+ Họp định kỳ 03 tháng/lần để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình, đề xuất ban chỉ đạo Quận.

+ Phân công thành viên chịu trách nhiệm giám sát từng khu vực về tiến độ và hiệu quả thực hiện Chương trình.

  • Nhiệm vụ của Tổ giúp việc:

+ Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc và báo cáo Ban chỉ đạo nhanh chóng giải quyết kịp thời.

+ Tham gia kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn tại các khu vực được phân công trên địa bàn phường.

  1. Xây dựng lực lượng tuyên truyền viên:

– Xây dựng lực lượng tuyên truyền viên dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chương trình gồm các đại diện: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường, Hội Cựu chiến binh phường, Đoàn Thanh niên phường, Ban điều hành khu phố, tổ dân phố.

– Nhiệm vụ của lực lượng tuyên truyền viên:

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân phường tổ chức tập huấn, phát tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn đến các đối tượng là chủ nguồn thải.

+ Ghi nhận những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn phường và thông tin, báo cáo cho Ủy ban nhân dân phường.

  1. Củng cố lực lượng thu gom CTRSH tại nguồn:
  • Vận động lực lượng thu gom rác thực hiện Chương trình một cách đồng bộ và có phương án hỗ trợ, tạo điều kiện, đảm bảo quyền lợi khi tham gia chương trình để lực lượng thu gom rác an tâm tham gia chương trình.
  • Tuyên truyền về Chương trình đến lực lượng thu gom rác trên địa bàn phường nhằm sắp xếp thời gian thu gom phù hợp; thay đổi phương tiện thu gom, vận chuyển phù hợp để tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại… để lực lượng thu gom rác hiểu, biết và đảm bảo quá trình thu gom đúng quy định, không để tồn đọng rác gây ô nhiễm môi trường.
  1. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:
  • Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ tham gia quản lý môi trường tại địa phương.
  • Tăng cường trao đổi và học tập kinh nghiệm từ các quận, các phường về Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn để rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp phù hợp cho việc triển khai Chương trình tại địa phương.
  • Khối lượng: ….. lớp (khối trường học: …., chủ nguồn thải: …., lực lượng tuyên truyền viên: ….)

2.2. Tổ chức tuyên truyền vận động:

  1. Nội dung thực hiện:
  • Tuyên truyền đến từng tổ chức, cá nhân các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo, chủ trương, kế hoạch về triển khai Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn của Ủy ban nhân dân Quận …, Ủy ban nhân dân Thành phố.
  • Tuyên truyền mục tiêu, ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại CTRSH tại nguồn; trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn nhằm nâng cao nhận thức, từng bước hình thành thói quen của người dân, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
  • Tổ chức hội thi thực hiện PLRTN.
  • Kịp thời biểu dương những tổ chức, cá nhân, tổ dân phố, khu phố thực hiện tốt việc phân loại CTRSH tại nguồn; nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay.
  • Chọn 01 tuyến hẻm hoặc 01 khu vực trên địa bàn phường do thành viên Hợp tác xã môi trường Quận ….. thu gom để thí điểm đánh giá việc phân loại CTRSH tại nguồn.
  1. Hình thức thực hiện:
  • Tăng cường phổ biến thông tin trên Bản tin Phường …, các ứng dụng mạng xã hội, các group khu phố/ tổ dân phố.
  • Tuyên truyền bằng các ấn phẩm, tài liệu, băng rôn, tờ rơi,..
  • Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tại các khu dân cư thông qua các buổi họp tổ dân phố. Lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động vào các phong trào, sự kiện, hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Quán triệt việc chấp hành các quy định về Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn cho cán bộ, công chức, viên chức.
  • Nâng cao nhận thức và ý thức thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn đối với học sinh thông qua công tác giáo dục, tuyên truyền trong hệ thống trường học trên địa bàn.
  • Khối lượng: ….. sổ tay thực hiện PLRTN, …… băng rôn tuyên truyền, xây dựng bài phát thanh tuyên truyền.

2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý PLRTN

2.4 Giám sát, đánh giá công tác PLRTN:

* Quy trình thực hiện

– Kiểm tra, thu thập thông tin tại hiện trường công tác PLRTN kết hợp tuyên truyền thực tiếp tại hộ dân và chủ nguồn thải

+ Tuyên truyền viên tham gia kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chương trình PLRTN tại hộ dân

+ Tuyên truyền viên tham gia kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chường trình PLRTN tại chủ nguồn thải

Kiểm tra mỗi tuần/lần x 12 tuần/3 tháng. Cán bộ kiểm tra chuyên môn về môi trường phối hợp với tổ giúp việc.

  • Khối lượng dự kiến

Kiểm tra mỗi tuần/lần x … tuần/3 tháng. Cán bộ kiểm tra chuyên môn về môi trường phối hợp với tổ giúp việc.

  • Kết quả dự kiến
  • 70% người dân thực hiện PLRTN đúng quy định.
  • 01 (Một) Báo cáo đánh giá hiệu quả chương trình.

2.5 Khen thưởng

* Đối với các tập thể và cá nhân thực hiện xuất sắc trong công tác phân loại rác tại nguồn:

– Tập thể:

– Cá nhân:

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường:

– Chịu trách nhiệm chủ trì, điều phối việc triển khai thực hiện kế hoạch, theo dõi, đôn đốc đồng thời chỉ đạo các bộ phận có liên quan giải quyết những phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

– Tổ chức đối thoại với nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp về Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn để lắng nghe ý kiến góp ý, hiến kế trong công tác quản lý lĩnh vực môi trường.

  1. Cán bộ môi trường:
  • Tham mưu việc thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trên toàn địa bàn Phường; Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
  • Thực hiện tham mưu, tổng hợp, báo cáo định kỳ cho Ủy ban nhân dân Phường, Phòng Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Phường.
  • Phối hợp Công chức văn hóa- Xã hội xây dựng tài liệu tuyên truyền “Hướng dẫn phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt” phổ biến đến các cá nhân, hộ gia đình, các chủ nguồn thải thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn .
  • Thường xuyên cập nhật thông tin, tài liệu hỗ trợ công tác tuyên truyền đến đoàn thể chính trị – xã hội, trường học và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn theo hướng dẫn của Quận.
  • Phối hợp với Công chức Tư pháp- Hộ tịch hỗ trợ báo cáo viên các lớp tập huấn của các ban ngành đoàn thể, . Phổ biến đến các toàn thể người dân trên địa bàn đặc biệt là các trường học về Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và thực hiện phân loại CTRSH cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh. Xây dựng môi trường học đường an toàn, sạch đẹp; Lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào các hoạt động giáo dục và truyền thông tại các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
  • Xây dựng lịch kiểm tra, giám sát định kỳ việc phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn phường.
  1. Công chức Tài chính- Kế toán:

          Chủ động trong việc hướng dẫn, dự toán kinh phí thực hiện phân loại rác tại nguồn theo nhu cầu thực tế tại phường.

  1. Công chức Văn hóa- Xã Hội:
  • Lồng ghép công tác truyền thông về Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các kế hoạch về đẩy mạnh hoạt động văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
  • Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Chủ động viết các bài tin tuyên truyền và thường xuyên đưa tin kết quả thực hiện, cổ vũ những cách làm hay các đơn vị, cá nhân tích cực tham gia tốt Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
  • Xây dựng bài phát thanh, phát xe loa, gắn pa-nô, áp-phích tại các tại các tuyến đường trọng điểm nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
  1. Công chức Tư pháp- Hộ tịch:

Phối hợp với Công chức địa chính xây dựng- Đô thị Môi trường tổ chức các lớp tập huấn cho các ban ngành đoàn thể, Khu phố,  Tổ dân phố và các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, các hộ kinh doanh, các hộ dân trú đóng trên địa bàn phường nhằm thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân ý thức phân loại CTRSH tại nguồn.

  1. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường, Hội Cựu chiến binh Việt Nam Phường, Hội Người cao tuổi Phường, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Phường, Đoàn Phường, Hội Chữ Thật Đỏ Phường:

– Tăng cường vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Phường có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, hội viên, lực lượng nòng cốt và nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.

– Thực hiện Chương trình liên tịch và tổ chức các phong trào thiết thực thực hiện nếp sống văn minh đô thị có lồng ghép Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.

Phối hợp với UBND Phường tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tổng vệ sinh môi trường định kỳ, các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn phường quản lý. Trường hợp phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, cần thông báo để xử lý theo quy định của pháp luật.

  1. Công ty thu gom rác:

          Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân Phường trong việc tổ chức thu gom và vận chuyển rác hàng ngày nhằm đảm bảo thu gom riêng 02 loại chất thải sau khi phân loại và vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn Phường năm 2024, đề nghị các cá nhân, tổ chức được phân công nghiêm túc thực hiện

Related Posts