Phân loại rác, Tái chế tái sử dụng, Thương hiệu bền vững

Hội đồng EPR quốc gia gồm những ai

Sáng 15/3, Hội đồng EPR quốc gia tổ chức phiên họp thứ nhất để ra mắt Hội đồng và xem xét thông qua các văn bản quan trọng nhằm thiết lập nền tảng pháp lý triển khai thực hiện các quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

Chiều 6/6, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng EPR quốc gia chủ trì Phiên họp lần thứ 2 Hội đồng EPR quốc gia. Hội đồng EPR quốc gia đã thông qua Nghị quyết phiên họp với nhiều nội dung quan trọng.

Thành viên Hội đồng EPR quốc gia gồm những ai ?

Theo Quyết định số 252/QĐ-BTNMT, Hội đồng EPR quốc gia có nhiệm vụ chính là tư vấn. Giúp Bộ trưởng Bộ TN&MT quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tư vấn, giúp Bộ trưởng quản lý, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì, thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Về cơ cấu tổ chức, Bộ trưởng Bộ TN&MT là Chủ tịch Hội đồng EPR quốc gia. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là Phó Chủ tịch thường trực và Lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là Phó Chủ tịch. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT là Ủy viên thường trực. Các ủy viên của Hội đồng EPR quốc gia gồm đại diện của các Bộ:

TN&MT

Tài chính

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Y tế

Công Thương

Đại diện Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam và Hiệp hội Xử lý chất thải Việt Nam.

Hội đồng EPR quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, bảo đảm nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành. Hội đồng EPR quốc gia được sử dụng con dấu của Bộ TN&MT trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ trưởng Bộ TN&MT giao.

Extended Producer Responsibility (EPR) là gì ? EPR là gì 

Extended Producer Responsibility (EPR) là một chính sách môi trường đòi hỏi nhà sản xuất hoặc nhập khẩu chịu trách nhiệm cho các sản phẩm của mình trong suốt vòng đời sản phẩm, từ giai đoạn thiết kế đến hậu cần và tái chế. EPR được coi là phương tiện quan trọng để xử lý vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường. Giúp đẩy mạnh sự chuyển đổi sang nền kinh tế tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững hơn.

Nhà sản xuất và nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về việc thu gom, xử lý và tái chế các sản phẩm mình sản xuất hoặc nhập khẩu. Các sản phẩm bao gồm các sản phẩm tiêu dùng, bao bì giấy, bao bì nhựa, thiết bị điện tử và điện tử tiêu dùng, ô tô, pin và bình ắc quy, v.v.

EPR đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu rác thải và tái chế nhựa. Một vấn đề môi trường đang gây nên tác động tiêu cực đến hệ sinh thái toàn cầu. Các con số thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa được xả vào đại dương. Gây nên sự suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật.

Tại các quốc gia như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EPR đã trở thành chính sách môi trường cơ bản trong các lĩnh vực khác nhau. Nhiều nước đang thực hiện chính sách EPR một cách hiệu quả. Giúp giảm thiểu rác thải và ô nhiễm môi trường.

Dưới đây là một số lý do và mục đích của chương trình EPR
1. Giảm thiểu rác thải:

Một trong những mục đích chính của chương trình EPR là giảm thiểu lượng rác thải được tạo ra từ các sản phẩm đã qua sử dụng. Việc thu gom, xử lý và tái chế các sản phẩm này giúp giảm thiểu lượng rác thải được đưa vào các bãi rác. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

2. Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

Chương trình EPR đặt trách nhiệm lên người sản xuất, nhà nhập khẩu và người bán hàng về việc thu gom, xử lý và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng. Điều này tạo ra áp lực để các doanh nghiệp phải tăng cường trách nhiệm xã hội và đưa ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

3. Khuyến khích sử dụng sản phẩm tái chế:

Việc thu gom, xử lý và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng giúp tạo ra các nguyên liệu tái chế. Điều này giúp khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế và giảm thiểu lượng tài nguyên được sử dụng để sản xuất các sản phẩm mới.

4. Tạo ra cơ hội kinh doanh:

Chương trình EPR tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng. Điều này giúp tạo ra một ngành công nghiệp mới và cơ hội việc làm cho người lao động.

5. Thúc đẩy phát triển bền vững:

Chương trình EPR đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững. Việc giảm thiểu lượng rác thải,tái chế và tận dụng tài nguyên sẽ giúp giảm tác động của sản xuất và tiêu dùng đến môi trường và giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

Related Posts