Tin tức

Hệ thống (PAYT) “Pay – As – You – Throw” (Hệ thống thu phí theo lượng thải)

Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2020 và nghị định số 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Nghị định 08) có một số điểm mới quy định cách tính chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).

Theo đó, căn cứ thu phí rác thải dựa theo khối lượng và thể tích được thực hiện chậm nhất là ngày 31-12-2024. Từng địa phương có thể quy định tính phí rác thải ở các thời điểm khác nhau, nhưng chậm nhất là đến ngày 31/12/2024. Một nội dung mới khác được quy định tại Luật BVMT là cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi các đối tượng này không thực hiện phân loại rác, không sử dụng bao bì đúng quy định.

 
Tìm hiểu mô hình thu phí của Nhật  sẽ là bài học quý cho các địa phương của Việt Nam xây dựng phương án phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.
 
 
Theo thống kê của các chuyên gia hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH chiếm từ 70 đến 80 % tổng chi phí cho hoạt động chất thải rắn sinh hoạt (gồm thu gom, vận chuyển, và xử lý). Với việc chiếm tỷ lệ lớn như vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong đó có Nhật Bản về phí thu gom vận chuyển và xử lý rác thải hết sức cần thiết. “Xây dựng hệ thống (PAYT) “Pay – As – You – Throw” (Hệ thống thu phí theo lượng thải).
 
 
Nhật Bản đã xây dựng hệ thống PAYT hay còn gọi Hệ thống phân phối túi trả trước, hệ thống phân phối túi đa dạng và khác nhau tùy theo địa phương và phải đảm bảo 3 loại phí: Quản lý- dịch vụ và chi phí sản xuất và được chính quyền địa phương quản lý kiểm soát các mức phí này.
 
 
Tỷ lệ áp dụng hệ thống PAYT đối với CTRSH tại Nhật Bản thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
 
Tác dụng khi áp dụng PAYT đối với giảm thiểu chất thải:
Bảng giá các loại túi đựng CTRSH:
Các yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống PAYT:
Hệ thống phân phối túi trả trước đa dạng và khác nhau tùy theo địa phương:
 
Túi được sản xuất nửa trong nửa đục để có thể quan sát thấy loại rác gì được chứa bên trong. Người công nhân thu gom có thể kiểm tra một cách dễ dàng người dân có phân loại đúng hay không. Nếu phân loại không đúng, công nhân sẽ không thu túi rác đó và dán một nhãn nhắc nhở lên túi. Việc thu gom được tiến hành tận cửa nhà các hộ gia đình. Hệ thống thu gom tại cửa nhà gắn liền với trách nhiệm của từng hộ gia đình trong việc đổ rác; tạo động lực cho người dân trong việc thực hiện nghiêm túc hệ thống phân loại rác tại nguồn.
 
 
Xây dựng hệ thống phân phối túi phân loại Rác đốt được và Rác chôn lấp kèm theo thu giá dịch vụ QLCTR: