Quản lý rác thải, Tin tức

Grac theo cơ chế PAYT trả tiền theo khối lượng phát thải

Grac theo cơ chế PAYT trả tiền theo khối lượng phát thải. Grac là phần mềm đầu tiên ở Việt Nam giúp các bên liên quan có thể quản trị được rác thải sinh hoạt theo khối lượng, có nghĩa là theo kg phát thải. Các đơn vị đo như thể tích, túi, gói … đều có thể quy về khối lượng là kg để tính tiền phát thải.

PAYT là viết tắt tiếng anh của chữ “Trả tiền theo lượng bạn bạn ném đi” hay còn gọi là “thải bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu”  (Pay As You Throw), một chính sách quản lý rác thải dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. PAYT -Pay As You Throw khuyến khích người dân giảm lượng rác thải và tăng tái chế, nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.

PAYT -Pay As You Throw đã được áp dụng ở Việt Nam đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với khối lượng lớn, đặc biệt là rác thải nguy hại. Tuy nhiên đối với rác thải sinh hoạt trong các đô thị thì lại chưa được áp dụng trọn vẹn, đặc biệt là quản lý bằng phần mềm.

Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2020 và nghị định số 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT (Nghị định 08) có một số điểm mới quy định cách tính chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).

Theo đó, căn cứ thu phí rác thải dựa theo khối lượng và thể tích được thực hiện chậm nhất là ngày 31-12-2024. Từng địa phương có thể quy định tính phí rác thải ở các thời điểm khác nhau, nhưng chậm nhất là đến ngày 31/12/2024. Một nội dung mới khác được quy định tại Luật BVMT là cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi các đối tượng này không thực hiện phân loại rác, không sử dụng bao bì đúng quy định.

Thực hiện khoản 5 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020, ngày 02/11/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
Theo Công văn số 9368/BTNMT-KSONMTngày 02/11/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định số 08/2022/NĐ-CP). Theo đó, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định, phân công cụ thể.
PAYT ở Việt Nam chưa được áp dụng rộng rãi, nhưng có một số địa phương đã thực hiện thí điểm. Ví dụ, thành phố Đà Nẵng đã triển khai PAYT tại một số khu vực từ năm 2017. Ngoài ra, một số dự án nghiên cứu cũng đã đề xuất áp dụng PAYT ở Việt Nam để giải quyết vấn đề rác thải. Tuy nhiên, PAYT ở Việt Nam còn gặp nhiều thách thức như thiếu hệ thống thu gom và xử lý rác thải hiện đại, thiếu sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, thiếu chính sách và quy định pháp lý rõ ràng, v.v
Phần mềm chuyển đổi số quản lý rác thải Grac theo cơ chế PAYT trả tiền theo khối lượng phát thải như thế nào ?
– Chia nhóm hộ gia đình, chủ nguồn thải ra nhiều nhóm khác nhau
– Mỗi loại bao bì sẽ được quy định khối lượng kg nhất định
– Bao bì có mã QR code để truy suất nguồn gốc và tránh làm giả trên thị trường
– Mỗi gia đình, chủ nguồn thải mua bao bì sẽ được ghi nhận trên hệ thống máy chủ
– Người dân cũng có thể đặt mua bao bì qua app
– Người dân có thể quy đổi rác tái chế lấy bao bì thu gom rác thông qua cơ chế tích điểm tặng quà
– Ngoài cơ chế sử dụng bao bì để tính tiền còn có cơ chế tem phiếu. Thông thường tem phiếu sẽ áp dụng cho rác cồng kềnh
– Người dân có thể đóng tiền online qua Grac.

PAYT -Pay As You Throw có nhiều mô hình khác nhau tùy thuộc vào khu vực và đô thị. Chất thải có thể được đo theo trọng lượng hoặc kích thước hoặc theo số lượng đơn vị, được xác định bằng cách sử dụng các loại túi, thẻ, hộp đựng khác nhau. Các dịch vụ phân loại rác thải, như tái chế và ủ phân , thường được cung cấp miễn phí ở những nơi triển khai hệ thống trả tiền khi bạn vứt đi.

Có ba loại chương trình trả tiền khi bạn ném, thải bỏ chất thải:

  • Định giá theo đơn vị đầy đủ: người dùng thanh toán trước cho tất cả rác họ muốn thu gom bằng cách mua thẻ, túi tùy chỉnh hoặc hộp đựng có kích thước đã chọn.
  • Định giá theo đơn vị từng phần: chính quyền địa phương hoặc chính quyền địa phương quyết định số lượng túi hoặc thùng chứa rác tối đa và thu bằng thuế. Túi hoặc thùng chứa bổ sung có sẵn để mua nếu người dùng vượt quá số lượng cho phép
  • Định giá theo tỷ lệ thay đổi: người dùng có thể chọn thuê một thùng chứa có kích cỡ khác nhau (một số chương trình cung cấp tối đa năm thùng), với giá tương ứng với lượng rác thải được tạo ra.

PAYT -Pay As You Throw trong tương lai ở Việt Nam có thể bao gồm tiền thu gom, tiền vận chuyển, tiền xử lý rác thải. Người dân phải trả 100% chi phí thải bỏ chứ không phải do nhà nước trợ giá. PAYT dựa trên hai nguyên tắc chỉ đạo của chính sách môi trường: nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và khái niệm trách nhiệm chung . Cơ sở lý luận cho PAYT có thể được chia thành ba loại chính:

Kinh tế
Theo chương trình PAYT, một số hoặc tất cả chi phí quản lý chất thải có thể được loại bỏ khỏi hóa đơn thuế tài sản, mang lại sự độc lập hơn trong việc quản lý và tài chính cho hệ thống chất thải sinh hoạt. Sau đó, các dịch vụ quản lý chất thải sẽ được xử lý giống như các dịch vụ tiện ích khác như điện hoặc nước được tính theo đơn vị tiêu thụ.

Môi trường
Các chương trình PAYT là một công cụ hiệu quả trong việc tăng cường phân loại, tái chế và giảm thiểu chất thải. Kết quả là tiết kiệm năng lượng đáng kể từ vận chuyển, tăng khả năng thu hồi vật liệu từ tái chế và giảm ô nhiễm từ các bãi chôn lấp và lò đốt rác. Vì vậy, nó làm giảm tải trọng của bãi chôn lấp. Ngoài ra, các chương trình PAYT cũng gián tiếp khuyến khích các nhà sản xuất phát triển các thiết kế hiệu quả hơn và vòng đời sản phẩm thân thiện với môi trường.

Xã hội
Chi phí thu gom rác thải được phân bổ công bằng hơn cho người dân và tỷ lệ thuận với lượng rác thải mà mỗi người sử dụng tạo ra. PAYT được cho là sẽ thúc đẩy sự bền vững của cộng đồng. Các gia đình có thu nhập thấp hơn có xu hướng tạo ra ít rác thải hơn và do đó phải trả phí thu gom rác thải thấp hơn.