Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế

Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế bao gồm #

Đây chính là ký hiệu tái chế được tất cả các quốc gia trên toàn thế giới công nhận. Những vật liệu, vật dụng được đánh ký hiệu thể hiện khả năng tái chế sẽ được chế biến thành vật liệu hoặc vật dụng mới với khả năng đem lại lợi ích cho con người. Ký hiệu tái chế được quốc tế công nhận về hoạt động tái chế.

Tên chất thải #

  • Nhóm giấy thải: tạp chí, giấy báo các loại; bìa thư; sách, tập; hộp, dĩa, ly giấy; carton;…

  • Nhóm nhựa thải: các loại nhựa có ký hiệu tái chế trên sản phẩm hoặc trên bao bì chứa sản phẩm (như: bao bì gói thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, tô nhựa, chén nhựa, ly nhựa,…)

  • Nhóm kim loại thải: sắt, nhôm, thép, đồng, vỏ lon bia, vỏ lon nước ngọt, vỏ lon đồ hộp, dây điện, lưỡi dao, lưỡi lam, kéo,…

  • Nhóm cao su thải: vỏ xe, dép, săm lốp,…

  • Nhóm thủy tinh thải: vỏ chai bia, vỏ chai nước ngọt, vỏ chai đựng thực phẩm, kiếng vỡ,…

  • Các nhóm chất thải khác có khả năng tái sử dụng, tái chế.

Phương pháp xử lý #

  • Tái sử dụng, tái chế

(*) Tùy thuộc điều kiện thị trường và công nghệ xử lý, Thành phố sẽ thực hiện cập nhật định kỳ về thành phần của Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế.

Căn cứ theo Quyết định 09/2021/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn theo công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

Sidebar