Bóng đèn, nhiệt kế vỡ

VỠ BÓNG ĐÈN  #

Vỡ bóng đèn huỳnh quang có nguy hiểm không? #

Khi đèn huỳnh quang bị vỡ, thì lượng thuỷ ngân có hại sẽ được phát tán ra môi trường sống. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người cũng như động vật.

Theo khuyến cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA). Tiếp xúc với thuỷ ngân ở lượng thấp (dưới 5 mg) có thể gây ra các hiện tượng run, thay đổi tính tình, bị mất ngủ, mệt mỏi cơ bắp, và chứng nhức đầu. Nếu tiếp xúc ở liều lượng cao hoặc tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến chứng đần độn, thay đổi nhân cách, điếc, mất trí nhớ, thậm chí là hủy hoại các tế bào thần kinh, não.

Cách xử lý #

Bước 1: Mở cửa phòng cho khí độc thoát ra ngoài tối thiểu 15 phút.

Bước 2: Dùng chổi lông mềm lùa thủy ngân vào giấy mềm và hốt nhẹ nhàng. Nếu không giọt thủy ngân sẽ bị rơi ra ngoài. Khi dọn mảnh vỡ nên đeo khẩu trang, găng tay và đi giày dép.

Bước 3: Dùng khăn giấy ướt để thấm bụi và lau sạch vùng xung quanh. Nếu sử dụng máy hút bụi thì phải thay ngay túi hút bụi sau khi hút xong.

Bước 4: Cho tất cả các mảnh vỡ, găng tay, khăn giấy, túi hút sau khi sử dụng vào túi nhựa và bọc kín 2 lớp rồi mới cho vào thùng rác phân loại riêng.

VỠ NHIỆT KẾ #

Vỡ nhiệt kế thủy ngân có nguy hiểm không? #

Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), một cây nhiệt kế thủy ngân chỉ chứa hàm lượng thủy ngân khoảng 0.61 grams. Thủy ngân ở dạng khí bay hơi rất độc đối với cơ thể người.

Thông thường, thủy ngân trong nhiệt kế được sử dụng là loại thủy ngân nguyên chất rất độc hại. Tuy nhiên, nếu vô tình nuốt phải thuỷ ngân bạn cũng đừng quá lo lắng bởi thuỷ ngân nguyên chất hấp thu rất kém qua da cũng như đường tiêu hóa và có thể được đào thải ra ngoài cơ thể (khoảng 0.01% qua ruột khỏe mạnh).

Theo FAO/WHO Joint Expert Committee on Food Additives ngưỡng thủy ngân gây độc cho cơ thể > 4-5 micromol/lít hoặc > 1.6 microgram/kg/ngày. Nhiễm độc thủy ngân chỉ nguy hiểm khi người nuốt đang mắc các bệnh đường tiêu hóa như thủng ruột, lúc này thủy ngân sẽ được hấp thu với lượng nhiều vào máu và có thể gây ngộ độc cấp tính.

Tuy không nguy hiểm khi vô tình nuốt thuỷ ngân nhưng sẽ rất độc nếu hít trực tiếp, đặc biệt là trẻ em. Lúc này khi trẻ hít vào, thủy ngân sẽ qua màng phế nang vào máu đến các cơ quan chức năng như thận, gan lách, hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi nặng, mất trí nhớ, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột. Trong một số trường hợp tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Cách xử lý #

Bước 1: Kiểm tra xem thủy ngân có dính vào cơ thể và quần áo của mình không. Nếu thấy có, cần thay toàn bộ quần áo, rửa sạch da với nước và xà phòng, rửa mắt với nước muối sinh lý.

Bước 2: Sử dụng que bông ướt/giấy mỏng đặt sát xuống vị trí rơi hạt thủy ngân để thu gọn các hạt thủy ngân rơi ra từ nhiệt kế, rồi gạt chúng cho vào hộp thủy tinh đậy nắp kín.

Bước 3: Thu gom xong, bọc hộp đựng thủy ngân với nhiều lớp, cho vào thùng rác với giấy nhãn rõ ràng.

Bước 4: Mở hết cửa để khu vực đổ thủy ngân thông thoáng trong 1 vài giờ rồi mới trở lại sinh hoạt bình thường.

Sidebar